9 lưu ý trong thiết kế phòng vệ sinh nhà ở

Trong nhà ở, dù nhà lớn hay nhỏ đều không thể thiếu không gian nhà vệ sinh. Tuy nhiên việc bố trí sắp xếp không gian phòng vệ sinh sao cho thật hợp lý, hợp phong thủy, tiện nghi và thẩm mỹ là một điều cần cân nhắc trong khâu thiết kế. Bài viết này sẽ tư vấn bạn đọc về các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế, xây dựng phòng vệ sinh nhà ở..

9. lưu ý khi thiết kế để có phòng (nhà) vệ sinh đẹp, đúng phong thủy

  1. Lưu ý đầu tiên và rất quan trọng là phòng vệ sinh cần thông thoáng, đủ ánh sáng, tránh ẩm ướt… để không trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy vị trí phòng vệ sinh phải được chọn nơi đón được nhiều ánh sáng và ánh nắng, mở được cửa sổ để làm không khí dễ dàng lưu thông. Đồng thời để tạo cảm giác sạch sẽ, khô ráo bạn cần chú ý thiết kế độ dốc nền hợp lý, đảm bảo thoát nước mặt.
  2. Cần đề cao tính tiện ích và vệ sinh trong thiết kế. Không nhất thiết phải làm phòng vệ sinh rộng lớn mà chỉ cần vừa phải, đáp ứng các yêu cầu của chủ nhân, thuận tiện sử dụng cũng như cho việc dọn dẹp vệ sinh hằng ngày. Một phòng tắm – vệ sinh cho dù khiếm tốn về diện tích nhưng luôn sạch sẽ, thơm tho, tiện ích và bố trí hợp lý sẽ mang đến cảm giác dễ chịu khi sử dụng hơn là rộng rãi nhưng bừa bộn, không sạch sẽ.
  3. Phòng vệ sinh tối kỵ nhìn thẳng ra các phòng khác như bếp, phòng khách hay phòng ăn cũng như đối diện với cửa chính hay giường ngủ bởi không hợp với phong thủy. Nếu vì lý do naofddos phải bố trí cửa vệ sinh có hướng nhìn ra các phòng trên thì bạn nên sử dụng các vách ngăng vệ sinh, vách ngăn nhẹ trang trí để che lại.
  4. Nhà vệ sinh không nên bố trí quá xa phòng ngủ, nếu có điều kiện và diện tích cho phép, bạn nên bố trí  vệ sinh nằm bên trong phòng ngủ hoặc ở kế cận giúp thuận tiện khi sử dụng.
  5. Để tiết kiệm diện tích (hoặc với nhà có diện tích nhỏ), có thể làm nhà vệ sinh chung bằng cách dùng vách ngăn hoặc kính để ngăn chia khu vực tắm, khu vực rửa mặt và bồn cầu.
  6. Không nên đặt bồn cầu vào vị trí tâm điểm của nhà vệ sinh hay đối diện cửa ra vào, nên chọn một góc khuất kín đáo. Nguyên tắc thiết kế là bố trí bàn rửa mặt, soi gương (lavabo) đối diện cửa vào phòng; khu vực tắm có vách ngăn bằng kính cường lực hoặc màn kéo để nước không làm ướt sàn; phễu thu ở sàn đặt nơi dễ vệ sinh.
  7. Xà bông, sữa tắm, dầu gội, bàn chải, nước hoa, mỹ phẩm đều phải đặt trên kệ, tủ treo ở vị trí bàn lavabo hay bệ cao của bồn tắm đứng hoặc bồn tắm nằm. Nên tận dụng các góc hợp lý để cất trữ những đồ lặt vặt, vừa tiện ích vừa gọn gàng.
  8. Về vật liệu trong nhà vệ sinh: đây là nơi thường xuyên ẩm ướt nên gạch lát nền là loại chống trơn để tránh xảy ra tai nạn, có màu sáng, hoa văn đơn giản… Nếu có điều kiện thì lát sàn gỗ chịu nước vừa an toàn, vừa sang trọng lại đẹp mắt. Tường nên ốp gạch (hay đá granite) láng bóng có hoa văn nhẹ, có thể nhấn bằng một mảng trang trí lớn để tăng ấn tượng. Trần nên là loại trần thạch cao khung chìm chống ẩm, không trang trí cầu kỳ hay giật cấp. Cửa sổ, cửa ra vào sử dụng kính mờ, dùng gỗ loại chịu nước hay nhựa giả gỗ. Thiết bị điện như ổ cắm, bóng đèn chọn loại chống ẩm. Inox, gạch, đá chống trơn, gỗ chịu nước… là những vật liệu thích hợp để sử dụng trong nhà tắm – vệ sinh.
  9. Thiết bị trong nhà vệ sinh như bồn cầu, Sen tắm, Lavabo … nên chọn loại tốt vì các thiết bị này được sử dụng hàng ngày. Nêu hỏng hóc thì rất khó sửa chữa.

Trên đây là 9 lưu ý khi thiết kế phòng vệ sinh trong nhà ở dân dụng đã được đăng tải trên tạp chí Nội Thất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đáng tham khảo cho các bạn đang xây dựng, thiết kế nhà 2019.

Theo Nội thất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *