Cả đời thờ cúng phật mà vẫn không được phật bảo hộ vì sao ?

Thưa quý vị, Hiện nay tại các chùa chiền đâu đâu cũng thấy các nam thanh nữ tú tới thắp hương cầu khấn. Hầu hết người ta chỉ cầu xin những điều có lợi cho cá nhân như sức khỏe dồi dào, thăng quan phát tài, gia đình hòa thuận, công việc thuận lợi… Thực ra, việc khấn vái trước Thần Phật nên là cầu xin cho bản thân được làm người tốt, trọng đức, hành thiện, chăm chỉ tu hành. Thần Phật chỉ phù hộ cho những người này vì họ là người tốt. Nếu làm việc xấu thì dù có đốt bao nhiêu hương cũng vẫn phải chịu báo ứng, phải trả giá. Vì mắt Thần nhanh như tia chớp, người làm việc xấu chắc chắn sẽ phải lĩnh hậu quả. Tôi sẽ kể cho quý vị nghe một câu chuyện ngắn để chúng ta cùng suy ngẫm quý vị nhé!

Cả đời thờ cúng phật mà vẫn không được phật bảo hộ vì sao ?
Cả đời thờ cúng phật mà vẫn không được phật bảo hộ vì sao ?


Có câu chuyện kể rằng, trước đây có một lão phú gia vô cùng sùng bái Phật, sớm tối đều dâng hương khấn nguyện, cử chỉ cũng vô cùng thành kính.
Một ngày, có vị tu sĩ rách rưới mang chiếc áo cũ đến nhà phú gia để đổi tiền mua thức ăn. Lão phú gia cầm áo lên, sờ vào thấy bên trong có gì đó liền soi lên xem thì thấy có cây trâm vàng lấp lánh. Ông ta mừng thầm trong bụng, cho rằng gã tu sĩ khờ khạo kia không biết trong tay đang có bảo vật vô giá, bèn mang ra vài đồng bạc lẻ rồi tiễn tu sĩ ra về.
Chờ tới khi bóng tu sĩ đã khuất khỏi tầm mắt, lão phú gia mới cầm cây trâm vàng lên ngắm nghía. Bỗng từ trên không trung bay xuống một mẩu giấy, trong đó ghi: “Kim nhật ức, minh nhật ức, ức đắc ngã lai bất tương thức, thoa tử lưu đắc tác hương tiền, tòng kim dữ nhĩ bất giao dịch”. Đại ý là: nhà ông trên bề mặt thì luôn tôn kính ta, ngày ngày vái lạy khấn cầu mong ta tới. Hôm nay ta biến hóa mà tới, ông không những không nhận ra mà còn lừa gạt ta. Cây trâm vàng này coi như ta trả lại ông tiền nhang khói hoa quả ông đã cúng dường, từ nay về sau đừng mong ta bảo hộ nữa. Vị phú gia biết rằng lòng tham đã làm mờ mắt, khiến ông vĩnh viễn đánh mất cơ duyên với tiên nhân, trong tâm hối hận nhưng đã muộn rồi.
***
Người đời vẫn thường hay cầu Thần cúng Phật, cho rằng đèn nhang sớm tối, lễ vật thịnh soạn là cách để thể hiện lòng thành. Nhưng Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm chứ không màng đến cỗ đầy mâm cao hay điện thờ rực rỡ. Thờ thần kính Phật không phải là để cầu Thần Phật phù hộ, để thêm chút tiền tài vật chất hay sống một đời phú quý vinh hoa. Mà kỳ thực, người xưa bái Phật bằng cái tâm thuần tịnh, hoàn toàn kính tín Thần Phật, tin vào Lý nhân quả thiện báo mà ước thúc tâm mình, sống sao cho trong sạch thiện lương. Thần Phật cũng chỉ độ trì cho những ai tích đức , hành thiện, không bị mê đắm vào tiền tài vật chất nơi thế gian con người.
Con người cả đời đứng trước tượng Phật chỉ lo cầu khẩn cho những lợi ích và danh vọng của bản thân mình mà không biết rằng: Chí nguyện không thành, ấy là bởi “vẫn còn thiếu một nén nhang”.
Vậy “nén nhang” ấy là gì? mà Cả đời thờ cúng phật mà vẫn không được phật bảo hộ vì sao ?
Người ta nói rằng ‘Phật từ bi độ nhân’. Nhưng có phải vì mâm cao cỗ đầy, vì chút hoa quả cúng dường, hay vì vài ba nén nhang và dăm ba lần quỳ lạy mà Phật phải thực hiện những gì con người đang đeo đuổi? Nếu ôm giữ cách nghĩ như vậy, rất có thể chúng ta đang bất kính với Thần Phật mà không hề hay biết.
Vậy người như thế nào mới được Thần Phật phù hộ độ trì? Phật gia có câu: “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”. “Phật tính” – ấy là khi trong tâm thực sự thuần thiện, thuần chính, không màng tư lợi, hoàn toàn suy nghĩ cho người khác, thì mới có thể động đến tâm niệm của Phật Đà. Vậy cũng nói, con người coi trọng danh lợi, tiền tài, địa vị, nhưng Thần Phật thì chỉ xét một chữ “Tâm” này mà thôi.
Bởi vậy mà, khi con người có thể buông bỏ mọi dục vọng, buông bỏ mọi truy cầu, chỉ chú trọng nâng cao đạo đức và tâm tính của bản thân, thì một cách tự nhiên sẽ không cầu mà tự đắc…
Phật chỉ xét nhân tâm , không trọng hình tướng bên ngoài . Người chân chính thờ Thần kính Phật là người luôn biết ước thúc tâm mình, sống theo Đạo và hành theo đúng Đạo Lý mà Phật đã tuyên giảng . Phật gia vẫn thường giảng: “Phật tại tâm trung”, vậy nên, kính Phật hãy kính từ trong tâm…
Thưa quý vị, Người xưa có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, “chỉ cần trong tâm nghĩ thoáng qua là trời đất đã tỏ tường”. Nếu con người không làm việc thiện, thì việc thắp hương thờ Phật cũng trở nên vô nghĩa.
Kẻ ác đi cúng lễ chùa
Cái tâm bất thiện dối lừa thế gian
Thắp hương cúng Phật kêu van
Đâu hay nhân quả tai oan định rồi.