Nhà dựa lưng vào núi tại sao cần coi trọng?

Nhà xây dựng dựa lưng vào núi là nhà ở chú trọng tầm nhìn cảnh quan. Thời nay, loại “nhà ở sơn cảnh” này cũng được nhiều người ưa thích.

Phong thuỷ học gọi dãy núi kéo dài không đứt là “Long Mạch”. Hình và thế của long mạch có khác nhau, thiên xích (ngàn thước) là thế, bách xích (trăm thước) là hình thế là viễn cảnh (nhìn xa), hình là cận quan (nhìn gần). Thế là các ngọn núi nhấp kéo dài không đứt, hình là chỉ một ngọn núi, quả đồi đơn côi. Thế là phi long (rồng bay), như ngựa phi, như nước cuộn sóng, thật lớn mạnh, mọi việc điều hanh thông, tức thời.

Nhất là ngôi nhà ở phía Tây, Tây Bắc có dãy núi vòng cung lượn âm không lớn, truyền thống gọi là “Kim tinh sơn”(núi sao vàng). Thế núi như vậy chắc chắn, tàng phong, tụ khí, sức sống vượng nhất.

Vậy thì, nhà ở dựa lưng vào núi tại sao cẩn coi trọng?

1. Nhà ở xây dựng theo kiểu kết cấu “tiền đề hậu cao”(mặt trước thấp, mặt sao cao) là tốt nhất, gọi là “núi ôm nước bọc” (Sơn hoàng thuỷ bão) hay “phụ âm bão dương”. Thế đất phía sau nhà cao hơn thế đất trước nhà, có cảm giác như dựa lưng vào núi, cũng được coi là “Dựa núi” (kháo sơn – ý nói có chỗ vững chắc). Địa thế như vậy rất thích hợp với việc xây cất nhà ở. Bởi ngoài các nhân tố tốt về khí hậu như thoáng đãng, mát mẻ ra, còn cho ta cảm giác được “ôm ấp”, thoả mãn tâm lý được nâng niu ôm ấp trong tiềm thức vốn có của con người, khiến ta có cảm giác được che chở, an toàn, lại có thể tựa cửa phóng tầm mắt nhìn phong cảnh, dường như trong lòng thanh thản dự tính cho những chuyện tương lai, khiến lòng ta thêm tự tin.

Nhưng có một điểm cần chú ý là, độ thoải của dốc núi nên vừa phải, chớ nên quá dựng đứng, nếu không sẽ gây cảm giác ngôi nhà bị treo lơ lửng, tạo nên tâm lý chông chênh bất an. Lại nữa, ngôi nhà ở địa thế như vậy thường hẹp, cần phải thiết kế nhiều cầu thang, bậc tam cấp, khiến việc đi lại hàng ngày không mấy thuận tiện, nhất là với các cụ già, em nhỏ và người tàn tật.

2. Chớ nên xây cất nhà ở theo kết cấu “trước cao sau thấp”. Ở địa thế như vậy, vì nền móng phải xử lý, gia cố rất đặc biệt nên làm tăng giá thành xây dựng cơ bản. Nếu chất lượng công trình kém sẽ nảy sinh những sự cố nghiêm trọng như nứt nẻ, lún sụt. Quan trọng hơn nữa là, nếu xây cất nhà ở trên địa thế nhu vậy, dường như phía sau lưng bị hẫng như ngồi ghế đẩu không thành dựa lưng, khiến trong thâm tâm ta sản sinh tâm lý sợ hãi, trong lòng bất an sẽ luôn bứt rứt, nơm nớp.

3. Chớ nên xây cất nhà bên mép bờ dốc núi dựng đứng, bởi nguy hiểm luôn rình rập nếu trong nhà có trẻ nhỏ hiếu động chạy nhảy, leo trèo dễ trượt chân rơi xuống, tạo nên nỗi đau triền miên cho những bậc làm cha làm mẹ.

4. Chớ nên xây cất nhà trên núi. Người ta thường nói tới “Bán sơn hào trạch”, chỉ những ngôi nhà biệt thự hào hoa tráng lệ ẩn hiện nơi lưng chừng núi, có vẻ thơ mộng lắm.Tại Hồng Kông đất hẹp người đông, chỉ những nhà tỉ phú mới ở được. Nhưng nhà ở dựng trên sườn núi cheo leo, bởi “cao xứ bất thắng hàng”- sống nơi cao chịu sao thấu rét mướt mùa đông ? vả lại, nơi địa thế quá cao, khuất nẻo ít người lai vãng, cất nhà ở đó vừa có cảm giác cô đơn lại vừa không an ninh.

5. Không nên xây cất nhà ở nơi “Bồn địa” (khu đất trũng hình chậu). Nếu như nhà ở dựng nơi đất trũng, địa thế chung quanh đều cao hơn nền nhà, giống như nằm trong chiếc chậu lớn, với địa thế này điều không có lợi về thông gió, lấy ánh sáng và thoát nước, người ở luôn có cảm giác tù túng như bị giam hãm trong cũi. Lại nói về mặt phong thuỷ học, nơi đất trũng thường tích tụ không khí nặng không mấy sạch sẽ, rõ ràng là gây tổn hại đến sức khoẻ của chủ nhà, bởi vậy, khi xây cất hoặc mua nhà, bạn nên chú ý điều này.

6. Sau lưng nhà ở chớ dựa vào “Ác Sơn”. Núi sau nhà có thế núi cao ngất, lởm chởm răng cưa, dân gian gọi là “Liêm Trinh Sơn”, vừa nhìn thấy ngay là môi trường sinh thái xấu. Đất có phong thuỷ tốt đẹp lá nơi cây cỏ sinh tươi rậm rạp, chất nước, chất đất trong sạch phi nhiêu, núi xanh nước biển, sơn thuỷ hữu tình, súc sống phừng phừng, còn thế núi gầy nhẳng lởm chởm răng cá sấu, trơ đá trắng, cây cỏ lưa thưa da chó ghẻ, trong tựa răng nha quái thú sát khí đằng đằng, nhác nhìn đã thấy sởn gai ốc, thê lương. Thế núi thiếu sinh khí ấy không thích hợp với người sống lâu dài. Phong thuỷ học gọi thế đất sơn cùng thuỷ tận ấy là tượng trưng cho khí khô kiệt, suy bại…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *